NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THẺ APEC

Đã bao giờ bạn mệt mỏi vì phải xin visa đi công tác ở nước ngoài thường xuyên? Bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh béo bở chỉ vì không xin được visa? Để giải quyết những lo ngại này, Legal House giới thiệu đến quý khách hàng Thẻ đi lại doanh nhân APEC_ Một tấm thẻ quyền năng chỉ cần làm thủ tục một lần là có thể vi vu đến 18 nước còn lại trong khối APEC.

1. THẾ NÀO LÀ THẺ APEC?

Thẻ APEC là viết tắt của cụm từ APEC Business Travel Card (thẻ ABTC). Thẻ này là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tham gia chương trình thẻ đi lại doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình, nhằm tạo điều kiện trong việc đi lại, hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ …

2. NHỮNG ĐẶC QUYỀN CỦA THẺ APEC LÀ GÌ?

Thẻ APEC được ví như “tấm thẻ thông hành đầy quyền năng” đối với Doanh nhân bởi vì người sở hữu thẻ APEC sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi mà nó mang lại như sau:

Hiện nay có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chương trình thẻ đi lại doanh nhân APEC, tùy thuộc vào quốc gia/vùng lãnh thổ nhập cảnh mà thời gian lưu trú tối đa của Doanh nhân sẽ khác nhau, cụ thể:

Quốc gia Thời gian lưu trú
Nga Từ 14 đến 60 ngày
Philippines 59 ngày
Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Singapore, Papua New Guinea, Việt Nam 60 ngày
Chile, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Brunei, Peru, Mexico, Úc 90 ngày

III. AI ĐƯỢC CẤP THẺ DOANH NHÂN APEC?

Vì tầm quan trọng, cũng như những lợi ích mà người sở hữu thẻ APEC nhận được nên đối tượng được cấp thẻ APEC cũng rất hạn chế, cụ thể như sau:

1 Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
– Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, TGĐ Tổng công ty do TTg Chính phủ bổ nhiệm;

– Thành viên HĐTV DNNN; TGĐ, Phó TGĐ DNNN; Giám đốc, Phó giám đốc các DNNN, KCN, KCX, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các NHNN hoặc chi nhánh NHNN;

– Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các DNNN, KCN, KCX, khu kinh tế, NHNN; Trưởng chi nhánh của DNNN hoặc chi nhánh NHNN.

2 Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, TGĐ hoặc Giám đốc công ty;

– Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc TGĐ hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

– Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác;

3 Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC;
4 Các đối tượng khác được cấp thẻ ABTC theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

IV. ĐIỀU KIỆN CẤP THẺ APEC LÀ GÌ?

Để được cấp thẻ APEC, các cá nhân và tổ chức phải đáp ứng được điều kiện sau đây:

  • Đối với doanh nhân của các doanh nghiệp:
– Hộ chiếu của Doanh nhân phải còn thời hạn ít nhất từ 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC;

– Doanh nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự và không vi phạm pháp luật.

– Doanh nhân làm việc trong Doanh nghiệp có doanh thu năm gần nhất hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu đạt 10 tỷ đồng (Tp.HCM và Hà Nội), 5 tỷ đồng (Bình Dương), 3 tỷ đồng (Đà Nẵng),….

– Doanh nhân phải là Chủ doanh nghiệp hoặc thành viên góp vốn, nếu là người lao động thì phải có hợp đồng lao động (hợp đồng không xác định thời hạn) có thời gian làm việc tại Doanh nghiệp tối thiểu 12 tháng và đã đóng BHXH tại Doanh nghiệp tối thiểu 12 tháng có quyết định bổ nhiệm từ cấp Trưởng phòng trở lên, có nhu cầu đi lại công tác thường xuyên với các chuyến đi ngắn hạn trong khối APEC;

– Doanh nhân làm việc tại Doanh nghiệp có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với với đối tác nằm trong khối APEC tham gia chương trình thẻ ABTC.

– Doanh nghiệp mà nơi doanh nhân làm việc phải chấp hành tốt pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, thuế, hải quan, lao động và bảo hiểm xã hội cũng như quy định về sử dụng thẻ ABTC. Nghĩa là không còn khoản nợ bảo hiểm, thuế, khoản phạt chưa thanh toán,…

  • Đối với công chức, viên chức Nhà nước:
– Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.

– Có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC theo Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài của UBND thành phố.

V. THỦ TỤC CẤP THẺ APEC NHƯ THẾ NÀO?

Thủ tục cấp thẻ APEC gồm 02 bước:

Bước 1: Doanh nhân nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu Đô thị, … (đối với các doanh nghiệp trong các khu này) để các cơ quan này xem xét hồ sơ và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố có văn bản cho phép sử dụng Thẻ APEC.

(Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và gửi hồ sơ kiểm tra qua 06 cơ quan nhà nước: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Cơ quan BHXH, Cục Hải quan, Sở Công thương, Công an thành phố để xác nhận tình trạng doanh nghiệp => Mất khoảng 03 tháng để thực hiện)

Bước 2: Sau khi có văn bản cho phép sử dụng Thẻ APEC của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố thì Doanh nhân tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Thẻ APEC tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công An.

(Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ gửi hồ sơ tới 18 nước thành viên APEC để xin chấp thuận. Mất khoảng 02 – 03 tháng để thực hiện)

VI. LỆ PHÍ CẤP THẺ APEC:

– Lệ phí cấp thẻ APEC lần đầu: 1.200.000 đồng/thẻ; từ ngày 12/6/2020 – hết 31/12/2020 thì phí nhà nước là 960.000 đồng Việt Nam/thẻ;

– Lệ phí cấp lại thẻ APEC: 1.000.000 đồng Việt Nam/thẻ.

VII. NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THẺ ABTC:

  • Các giấy tờ để chuẩn bị hồ sơ xin cấp thẻ APEC tương đối nhiều và phức tạp. Vì thế, nếu không chuyên, chỉ cần một sơ suất nhỏ thì hồ sơ bị trả lại nhiều lần là điều dễ gặp phải, gây mất thời gian, công sức và chi phí hơn;
  • Khi sử dụng thẻ APEC thì quý khách nên nhập cảnh đúng với mục đích kinh doanh. Và khi được hỏi mục đích nhập cảnh, quý khách phải trả lời mục đích chuyến đi là kinh doanh, không được trả lời các mục đích khác như: du lịch, thăm người thân, …Vì như thế, có thể quý khách sẽ bị các cơ quan chức năng nhập cư nước sở tại đề nghị xin thị thực mới để phù hợp với mục đích chuyến đi;
  • Nên lưu trú đúng với thời hạn cho phép. Trường hợp ở lại quá thời hạn, cơ quan nước sở tại có quyền tịch thu lại thẻ và trục xuất quý khách ra khỏi nước họ.

VIII. LÀM THẺ APEC TẠI LEGAL HOUSE – NHANH CHÓNG, ĐƠN GIẢN

Thẻ APEC mang đến rất nhiều tiện lợi cho doanh nhân khi phải đi công tác thường xuyên ra nước ngoài; tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm thẻ APEC lại khá rườm rà, phức tạp. Do đó, để dễ dàng hơn, quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ làm thẻ APEC của Legal House. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ giúp khách hàng làm thẻ APEC dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0918 10 30 30.

IX. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

  • Quyết định 45/2006/QĐ-TTg về Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC;
  • Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về Quy chế xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Quyết định 54/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC kèm theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg;
  • Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018;
  • Thông tư 28/2016/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.