Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2019

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 14,22 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính lũy kế đến ngày 20/09/2019, cả nước có 29.854 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 357,65 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 206 tỷ USD, bằng 57,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.



Thông tin chi tiết như sau:
I. Về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

1.Tình hình thu hút ĐTNN 9 tháng đầu năm 2019:

1.1. Tình hình hoạt động:

Vốn thực hiện:

Trong 9 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,22 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.

1.2. Tình hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Tính đến 20/9/2019, tình hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó:

  • Cấp mới: đến ngày 20/9/2019, cả nước có 2.759 dự án mới được cấp GCNĐKĐT, tăng 26,4% số dự án so với cùng kỳ năm 2018.
  • Góp vốn, mua cổ phần: cả nước có 6.502 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong 9 tháng đầu năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất

  • Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đạt 18,09 tỷ USD.
  • Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,77 tỷ USD.
  • Bán buôn bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,4 tỷ USD….

Theo đối tác đầu tư:

Trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với:

  • Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,89 tỷ USD.
  • Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,62 tỷ USD.
  • Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,77 tỷ USD.
  • Nhật Bản xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký 3,067 tỷ USD…
    II. Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 431,68 triệu USD.

Theo lĩnh vực:

  • Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 110,6 triệu USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư;
  • Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ hai với 83,36 triệu USD và chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư;
  • Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 3 với 64,14 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn:

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.

  • Australia là địa bàn dẫn đầu với 140,63 triệu USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư.
  • Hoa Kỳ xếp thứ 2 với 20 dự án, tổng vốn đầu tư là 59,86 triệu USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư.
  • Tiếp theo là Tây Ban Nha, Campuchia, Singapore, Canada,…

Nguồn: Cục Đầu Nước Ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư