HỎI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

HỎI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

Q&A ON FOREIGN OWNERSHIP POLICY OF RESIDENTIAL PROPERTIES IN VIETNAM

 

1. Các dự án bất động sản nào phù hợp cho đối tượng người nước ngoài tại TP. HCM?

Which real estate projects are suitable for foreigners in Ho Chi Minh City?

Các dự án đầu tư dễ dàng cho thuê và chuyển nhượng dành cho người nước ngoài có thể kể đến như:

Residential investment projects that are easily leased and transferred to foreigners in Vietnam include:

  • One Verandah
  • Metropole
  • The River
  • Grand Marina
  • Eaton Park
  • Zeit River Thủ Thiêm
  • Vinhomes Golden River

2. Người nước ngoài nào được sở hữu nhà tại Việt Nam?

Which foreigners are allowed to own houses in Vietnam?

  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Foreign individuals permitted to enter Vietnam;

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

Foreign organizations or individuals investing in residential construction projects in Vietnam;

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Foreign-invested enterprises, branches, representative offices of foreign enterprises, foreign investment funds, and branches of foreign banks operating in Vietnam.

3. Điều kiện cần và đủ để sở hữu nhà tại Việt Nam đối với người nước ngoài?

What are the necessary conditions for foreigners to own property in Vietnam?

– Đối với cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam:

For foreign individuals purchasing property in Vietnam:

  • Visa còn thời hạn nhập cư hợp pháp tại Việt Nam có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh (không phân loại mục đích Visa) nhưng không được thuộc diện hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định (bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; thành viên của những cơ quan đó và thành viên gia đình của họ).

Valid immigration visa stamped upon entry into Vietnam (regardless of visa purpose) but not eligible for diplomatic, consular privileges as regulated (including foreign diplomatic missions, consular offices, international organizations’ representative offices in Vietnam; their members and their family members).

– Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam:

For individuals or organizations investing in residential construction projects in Vietnam:

  • Có giấy chứng nhận đầu tư.

Possession of an investment certificate.

  • Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở.

Ownership of a property built within the project as per housing laws.

– Đối với tổ chức nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam:

For foreign organizations such as foreign-invested enterprises, branches, representative offices of foreign enterprises, foreign investment funds, and branches of foreign banks operating in Vietnam:

  • Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Possession of an investment certificate or relevant documents permitting operations in Vietnam issued by competent Vietnamese authorities.

4. Được mua bao nhiêu căn hộ và sở hữu trong bao lâu?

How many apartments can be purchased and owned, and within what timeframe?

– Số lượng căn hộ cho phép người nước ngoài được mua, thuê, nhận tặng cho được quy định như sau:

The number of apartments allowed for purchase, lease, or receipt as gifts by foreigners is regulated as follows:

  • Đối với chung cư: sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;

For condominiums: ownership not exceeding 30% of the total number of units in a condominium building.

  • Đối với nhà ở riêng lẻ: Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó.

For individual houses: In an area with a population equivalent to an administrative unit at ward level, foreigners are only allowed to own up to 10% of the total number of houses in that project.

– Về thời hạn sở hữu, người nước ngoài khi đủ điều kiện để mua nhà ở tại Việt Nam được sở hữu tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và chỉ được gia hạn 1 lần duy nhất nhưng tối đa không quá 50 năm.

Regarding ownership duration, foreigners eligible to purchase property in Vietnam can own a maximum of 50 years from the date of issuance of the Certificate of Ownership, with a single extension possible but not exceeding 50 years.

5. Phương thức thanh toán ra sao?

What are the payment methods?

Người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam có thể chuyển tiền thanh toán theo một trong các phương thức sau:

Foreigners allowed to purchase property in Vietnam can make payments through one of the following methods:

(i) Mở tài khoản tại ngân hàng ở Việt Nam để sử dụng tài khoản đó thanh toán bằng cách chuyển khoản cho bên bán;

Opening an account at a bank in Vietnam for payment through bank transfer to the seller.

(ii) Chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài vào tài khoản của bên bán, bên bán sẽ liên hệ với ngân hàng để chuyển đối ngoại tệ thành tiền Việt Nam. Trong trường hợp này thì phải có mã code của ngân hàng mà bên bán có tài khoản khi thực hiện thanh toán;

Directly transferring funds from abroad to the seller’s account, with the seller contacting the bank to convert foreign currency into Vietnamese currency. In this case, the seller must provide the bank’s code for transactions.

(iii) Chuyển tiền mặt qua ngân hàng cho bên bán.

Cash transfer through a bank to the seller.

(iv) Chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào các tài khoản ngoại tệ họ đã lập tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam. Sau đó họ có thể chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép để chuyển sang đồng Việt Nam rồi thanh toán cho chủ đầu tư.

Transferring foreign currency from abroad into their foreign currency accounts established at credit institutions permitted to operate foreign exchange services in Vietnam. They can then sell the foreign currency to authorized credit institutions to convert to Vietnamese dong for payment to the developer.

6. Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cần chịu các loại thuế và phí nào?

What taxes and fees do foreigners need to pay when buying a house in Vietnam?

– Về thuế:

Regarding taxes:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% trên giá bán.

Value-added tax (VAT): 10% on the selling price.

  • Thuế thu nhập cá nhân: 2% trên giá trị giao dịch dành cho giao dịch chuyển nhượng lại căn hộ.

Personal income tax: 2% on the transaction value for re-sale transactions of apartments.

  • Thuế trước bạ: 0,5% giá trị căn hộ chuyển nhượng.

Registration tax: 0.5% of the apartment’s transfer value.

– Về phí: Người nước ngoài mua nhà tại Viêt Nam có thể phải chịu các loại phí như môi giới, luật sư, công chứng, thẩm định hồ sơ pháp lý dự án,… tùy thuộc vào từng trường hợp và quy mô cụ thể.

Regarding fees: Foreign buyers in Vietnam may incur various fees such as brokerage, legal, notary, legal project file appraisal fees, depending on each specific case and scale.

Phương Thy

***

Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin và phổ biến quy định pháp luật, không nhằm thay thế cho bất kỳ ý kiến/nhận định pháp lý chuyên sâu nào trong bất kỳ vụ việc cụ thể nào. Trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT TNHH LEGAL HOUSE & PARTNERS

Email: support@legalhouse.vn

Điện thoại: 0918 103 030

Địa chỉ: Số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh