Thời gian gần đây, ngoài việc tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Chính phủ cũng đã tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động đầu tư “vượt biên giới”. Thực tế cho thấy, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, nhà đầu tư được sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn về câu hỏi trên.
1. Tình hình đầu tư ra nước ngoài
Lũy kế đến ngày 20/2/2024, Việt Nam đã có 1.716 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư gần 22,12 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng chiếm 31,5%; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,5%. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào chiếm 24,8%; Campuchia chiếm 13,2%; Venezuela chiếm 8,3%… (Theo Báo Tài chính Việt Nam) |
Đồng thời, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tăng khả năng hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững trong một thế giới hội nhập.
2. Quy định chung về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ Điều 55 Luật Đầu tư 2020 nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
- Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
- Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
- Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
3. Tổng hợp nguồn vốn sử dụng để đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu;
- Vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài;
- Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Theo đó, tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định trên gồm:
4. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ Điều 56 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền như sau:
– Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
– Trừ các dự án đầu tư quy định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
– Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp theo quy định nêu trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Trên đây là quy định về nguồn vốn sử dụng để đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Chính vì vậy, để phát huy hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở pháp lý cũng như tuân thủ chặt chẽ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.
Phương Thy
***
Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin và phổ biến quy định pháp luật, không nhằm thay thế cho bất kỳ ý kiến/nhận định pháp lý chuyên sâu nào trong bất kỳ vụ việc cụ thể nào. Trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:
CÔNG TY LUẬT TNHH LEGAL HOUSE & PARTNERS
Email: support@legalhouse.vn
Điện thoại: 0918103030
Địa chỉ: Số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh