Hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, với các thị trường mục tiêu như Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ. Mặc dù gặp phải thách thức như khác biệt văn hóa và quy định pháp luật tại nước sở tại, nhưng nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khi doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì phần triển khai thực hiện dự án chủ yếu diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và phụ thuộc vào luật của nước nhận đầu tư. Sau đây, Legal House xin cung cấp tới quý vị tổng quan về đầu tư ra nước ngoài như sau:
Hình thức đầu tư ra nước ngoài:
Về hình thức đầu tư, theo quy định tại Điều 52 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; hoặc
e) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với hình thức mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài, hình thức này được xem là hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Đối với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần lưu ý:
- Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài; và
- Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) được thực hiện theo các phương thức như: tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài:
Về cơ bản, thủ tục đầu tư ra nước ngoài bao gồm ba bước sau:
- Xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;
- Đăng ký hình thức đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Triển khai thực hiện dự án tại nước tiếp nhận đầu tư.
Theo quy định của Điều 54 Luật đầu tư 2014, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của các cơ quan nhà nước như sau:
- Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên hoặc dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về Quốc hội.
- Đối với các dự án đầu tư: dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên hoặc dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định nêu trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về Thủ tướng Chính Phủ.
- Các trường hợp khác sẽ do nhà đầu tư quyết định.
Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hoạt động đầu tư được vận hành và triển khai tại nước tiếp nhận đầu tư, vì vậy mà các vấn đề tại Việt Nam chủ yếu liên quan đến các vấn đề tài chính và ngoại hối. Khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.
Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý về đầu tư ra nước ngoài, vui lòng liên hệ chúng tôi để Legal House có thể tư vấn cụ thể hơn và đồng hành cùng quý vị. Legal House tự hào là Công ty Luật uy tín về Đầu tư ra nước ngoài, các lĩnh vực về Ngân hàng, tài chính, …thực hiện thành công các dự án đầu tư ra nước ngoài cho hơn 500 công ty start up và các doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam.